Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Mùa thu khi vụ mùa kết thúc, thời tiết mát mẻ, người nông dân được nghỉ ngơi thường tụ tập để “thưởng trăng”. Và ngày Rằm tháng Tám được chọn để bày cỗ, rước đèn vui chơi… trở thành phong tục truyền thống.
Tết Trung thu là một ngày Tết lớn thứ hai trong năm để nhà nhà lo bánh trái, hoa quả trông trăng, vui chơi với các loại lồng đèn. Mâm cúng Tết Trung Thu có hương hoa, trà quả (quả thường là ngũ quả), và không thể thiếu bánh nướng, bánh dẻo.
Vào ngày Rằm tháng Tám, người ta thường tặng nhau những chiếc bánh Trung thu với ý nghĩa chúc cho mọi điều trong cuộc sống được tròn đầy, viên mãn, chính bởi điều này mà chiếc bánh là món ăn, món quà có giá trị tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết Trung Thu.
Bánh Nướng
Dường như bánh trung thu đã trở thành một thức bánh chỉ có vào dịp tết trung thu và không thể thiếu của mọi nhà. Bánh trung thu biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình. Ban đầu, bánh trung thu có hình dáng tròn, tượng trưng cho sự đoàn kết và hoàn chỉnh. Bánh Nướng gồm hai phần: Vỏ bánh và thân bánh. Vỏ bánh làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và chút rượu, nhân có thể được làm bằng đậu xanh, khoai môn hay hạt sen tán nhuyễn bao bọc lấy lòng đỏ trứng muối. Hình tròn trong nhân là biểu hiện của sự tròn đầy, viên mãn
Bánh Dẻo
Đây là một loại bánh được làm từ bột nếp, bột gạo và tinh bột mì, không cần nướng, cũng không có nước đường vàng (siro vàng) và nước tro tàu như bánh Trung thu nướng. Vỏ bên ngoài của bánh gần giống như bánh mochi và nhân bên trong.